Welcome to Vietnamese Culture. I hope you have a happy day! Chào mừng các bạn đến với Văn Hóa Việt Nam. Chúc các bạn có một ngày hạnh phúc. Nếu bạn ghé thăm lần đầu, hãy đọc mục giới thiệu blog phía dưới để khai thác blog này hiệu quả hơn. Các bạn có thể yêu cầu bài viết về mọi chủ đề, tôi sẽ tìm tài liệu và viết bài hoàn chỉnh cho các bạn. Hiện nay, hoàn toàn miễn phí! DOWNLOAD ĐH CẦN THƠ SÁCH NÓI PHIM HAY VIETNAMNET DịchThuậtSH Bệnh Thú Kiểng MuaSách Vietruyengan

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

Chiếc Cầu Mờ Ảo


Vào cuối chiến tranh thế giới lần II, hàng triệu người Nhật đã cố gắng thoát khỏi Machuria vì Nhật Bản đang trên đà thất bại. Trong cuộc tháo chạy hỗn loạn đó, nhiều trẻ em Nhật bị thất lạc hoặc bị bỏ rơi. Chúng phải sống với những gia đình người Trung Quốc. Từ năm 1981, chính phủ Nhật Bản đã liên tục mời những người đồng hương này về nước và tìm người thân. Trước sau có khoảng 2000 trẻ mồ côi Nhật vào thời đó, hưởng ứng lời mời này. Ông Deng Yunqiao đã 52 tuổi là một cảnh sát đã về hưu thuộc tỉnh Heilungkiang của Trung Quốc đã trở về gần đây. Ông đã nói chuyện với phóng viên Hideko Takayama của tòa soạn Newsweek ở Tokyo.
Đoạn trích của cuộc phỏng vấn như sau:

Takayama: Ông phát hiện ra mình là người Nhật Bản khi nào?
Den: Vào năm 1991, khoảng một tháng trước khi mẹ nuôi của tôi mất. Bà ấy bị đau tim và đã nằm liệt giường trước đó. Bà biết rằng mình chỉ sống được thêm vài ngày nữa. Vào một buổi tối, cha nuôi của tôi cùng vợ tôi và tôi tập trung ở giường của bà. Bà đã khóc dữ dội và lần đầu tiên bà nói cho tôi biết, tôi không phải là con ruột của bà. Bà nói rằng: tôi là một đứa trẻ Nhật mồ côi mà bà nhặt được trong giai đoạn chiến tranh.

Họ đã tìm thấy ông như thế nào?
Cha nuôi của tôi kể rằng, ông nhặt được tôi vào tháng Tám của 51 năm về trước. Ông ấy là nông dân và sống trong một ngôi làng nhỏ có tên là Guang Hua ở tỉnh Heilungkiang, ở gần biên giới với Nga. Ông ấy thức sớm vào một ngày hè nóng nực năm 1945 để đi thăm ruộng. Ông ta đang đi thì nghe tiếng súng nổ. Ông chạy đến chỗ tiếng súng. Đó là một dãy đất sét trắng được san bằng. Ông đã thấy một cảnh tượng thật khủng khiếp: khoảng 30 - 40 xác chết đầy máu. Ông ta đã kể với tôi rằng : đó là những xác chết chết của phụ nữ và trẻ em Nhật. Ông định bỏ chạy về nhà, nhưng ông nghe thấy tiếng khóc của một đứa bé ở một nơi nào đó trong đóng tử thi. Ông tìm thấy một phụ nữ nằm úp mặt xuống đất và phía dưới cô ta là một đứa bé chưa tới một tuổi. Nó vẫn còn sống và đang khóc. Ông ấy nói: hình như người mẹ đã cố gắng dùng cơ thể mình để bảo vệ cho đứa con.

Ông cảm thấy thế nào khi biết được điều này?
Tôi đã đau khổ tột cùng và không thể ngăn được dòng nước mắt. Mẹ nuôi đã đối xử với tôi quá dịu dàng và triều mến nên tôi không bao giờ nghĩ: mình là con nuôi của bà. Bốn năm sau khi tôi sống chung với cha mẹ nuôi, thì họ có con. Cha mẹ nuôi của tôi có hết thảy là ba trai và ba gai. Mặc dù đã có con nhưng họ vẫn tiếp tục đối đãi tôi như là con ruột của họ. Chúng tôi rơi khỏi làng khi tôi lên ba, lúc đó cha tôi bắt đầu làm việc trong nhà máy. Họ đã cho tôi đi học đến khi tôi có bằng cử nhân thương mại.

Cha mẹ nuôi có giữ kĩ vật gì liên quan đến thân thế của ông không?
Cha nuôi đã tìm thấy tôi trong vòng tay của người mẹ bất hạnh khi ông ba mươi tuổi. Ông đã ước mình sẽ có một đứa con trai nên ông muốn nuôi dưỡng tôi như con trai của mình. Cha tôi nói, lúc đó tôi mặc đồ sợi bông và được gói trong bộ đồ Kimono. Tất cả những thứ đó đều bị thấm đầy máu. Cha mẹ tôi đã quẳng chúng đi vì không muốn để lại bất cứ dấu vết gì về tôi. Vì lo ngại rằng: tôi có thể rời xa họ nếu tôi biết tôi là đứa con nuôi. Mặc dù cha mẹ nuôi đã bỏ hết đồ đạc lúc còn bé của tôi nhưng họ đã làm một thứ để luôn luôn nhớ đến nguồn gốc của tôi. Họ đặt tên cho tôi là Yunqiao có nghĩa là " chiếc cầu mờ ảo ". Họ đã nói với tôi là: có một cây cầu nhỏ gần cánh đồng Kaoliang, chỗ mà cha tôi tìm thấy tôi giữa đóng xác chết.

Khi nào ông bắt đầu tìm hiểu về quá khứ của mình?
Hai năm sau khi mẹ nuôi nói cho tôi biết sự thật. Trong những năm đó, tôi không muốn tin những gì họ nói. Đến năm 1933 thì cha của tôi đã hơn tám mươi tuổi rồi, sức khỏe của ông càng ngày càng yếu vì chứng cao huyết áp và bệnh tim. Ông muốn tôi đi tìm cha mẹ ruột của mình trong lúc ông vẫn còn khỏe. Tôi đã suy nghĩ cẩn thận về vấn đề đó. Lúc đó, tất cả mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Tôi có rất nhiều câu hỏi trong đầu: tôi là ai? tên họ là gì? Trời ơi! Tôi thậm chí không thể trả lời được những câu hỏi đó. Mẹ ruột đã bị giết nhưng tôi có linh cảm rằng cha ruột của tôi vẫn còn sống. Vì thế, tôi đã nộp đơn xin chính phủ Trung Quốc điều tra và họ đã chứng mình rằng: tôi là một trẻ em Nhật mồ côi năm đó.

Họ đã chứng minh điều ấy như thế nào?
Đó là một cuộc điều tra kĩ lưỡng, được thực hiện bởi trung ương và kết hợp với tỉnh Heilungkiang. Họ đã đến Guang Hua, nơi cha mẹ nuôi của tôi từng sống và hỏi dân làng những chuyện đã xảy ra 51 năm về trước. Nhiều người đến và nói với những thanh tra rằng: tôi là đứa trẻ mồ côi năm ấy. Tôi đã viếng thăm cánh đồng Kaoliang và đã thấy nơi mà người mẹ xấu số của mình được tìm thấy.

Trong một vài trường hợp thì những người đàn ông Nhật đã bắn phụ nữ và trẻ em của dân tộc mình, vì những người này gây trở ngại cho việc tẩu thoát của họ. Ai đã giết mẹ ông?
Lúc đó cha nuôi không thấy chính xác những gì đang xảy ra ở đó, nhưng dân làng ở đó nói rằng: chính những người lính Nhật Bản đã bắn những người vợ và con của họ.

Một người phụ nữ ở Nagano nghĩ ông là em trai của bà ta. Cuộc gặp gỡ ra sao?
Bà ấy nói với tôi về nơi mà bà nghĩ em mình đã chết. Không may là, nơi đó không phải là chỗ mà tôi được tìm thấy. Bà ấy cũng đề cập đến thời gian xảy ra sự việc, nhưng nó không khớp với trường hợp của tôi. Như thế là, bà đành chấp nhận là bà đã nhìn lầm. Nhưng tôi khôn quá buồn vì chuyện đó đã xảy ra quá lâu rồi và bây giờ muốn tìm hiểu tất cả là chuyện không dễ dàng. Nhưng tôi muốn tiếp tục tìm kiếm gia đình và những người thân khác của tôi.

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

1. Our Bowl of Rice

The Vietnamese expression " ăn giả bữa " means to eat with a vengeance to make up for what one has missed. This is very true with a sick person: as soon as he feels an urge for rice again he is sure to be on the way of recovery. His restored physio-psychological equilibrium means his reinforcement in the cultural environment of rice.

Vietnam belongs to the rice civilization whose habitat coincides with the natural dwelling of the bamboo. In his well documented La terre et l'homme en Extrême Orient ( Land and People of the Far East ), French geographer Pierre Gourou analyses the characteristic traits of rice-planting peoples of East Asia between the Mekong River and the confluence of the Amour and Oussouri Rivers. They are of an agricultural civilization founded on cultivation rather than on animal husbandry, marked by a monsoon climate, an advanced agricultural technique, a great rural population density, an aspiration for sobriety and a communal spirit required by the village cell and fostered by Confucianism.

Ninety percent of the world's rice area is concentrated in Asia, where rice production feeds forty percent of the globe's population.

The first traces of rice culture in Vietnam date back to the Mesolithic culture of Hoa Binh-Bac Son, 10,000-8,000 years before the Christian era. In the Bronze Age ( the first millenary B.C ) rice cultivation developed to a high level, which led to a surge in the Red River civilization. Vietnam is also marked by traits common to other rice-growing countries in Southeast Asia-the consumption of betel, the house on stilts tattooing, the lacquering of teeth, aquatic games, the bronze drum, kite flying, the water-wheel, and other traits.

 The word " rice " may be misleading because in Vietnamese it may mean rice plant, paddy, husked rice, cooked rice or steamed glutinous rice.

Rice, the staple food in Vietnam, comes in two main kinds-the hard or ordinary rice and the sticky rice. Hard rice came much later but it has surpassed glutinous rice in importance because it can grow on much less fertile soil while yielding much more. In the plains, glutinous rice is used mainly as votive offerings or for cakes.

The two traditional crops are the Lúa Chiêm in the fifth lunar month and Lúa Mùa in the 10th lunar month, which is the principal crop.

Because of frequent floods, drought and pests, rice planters in Vietnam must show great skills, endurance and patience in all their operations, ploughing sowing, weeding, replanting, irrigation, havesting, threshing, winnowing, husking and polishing (making rice clear).

Innumberable are rice-inspired stories, proverbs, expressions and songs which speak of the farmer's pains, love and hopes.

" You who taste a bowl of rice,
Do you feel  in the fragrant grains,
All the pains I've taken to grow then?"

" Take it easy, girl,
Or you 'll waste all that golden moonlight
While scooping water from the field. "

" Let's till the fill the land and replant the seedlings.
Today's pains will pay in tomorrow's wealth. "

Source: " Pages 325-326 " of Wandering through Vietnamese Culture, 7th edition by Hữu Ngọc. Copyright 2007 by Thế Giới Publishers.
Translate the text above into Vietnamese at Nhận Xét (Comments).

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

Cuộc Đời Sĩ Tử (tt.1)

Bạn có bao giờ nghe thuật ngữ " COCC " chưa? Đó là những chữ viết tắt từ cụm từ " Con Ông Cháu Cha . " Đây là thuật ngữ của những tân kỹ sư, cử nhân mới ra trường và đang trong giai đoạn tìm việc làm. Nó có nghĩa là: cho dù bạn học giỏi cở nào đi chăng nữa, nếu thiếu vitamin COCC thì bạn khó mà tìm được công việc tốt trong thời buổi này. Thật không may, đối với tiêu chuẩn này, thì bạn không thể có được chỉ với tinh thần chăm chỉ học tập của mình. Nó chỉ đến qua 2 con đường: gia đình và mối quan hệ xã hội của bạn.

Con đường thứ nhất thì hên - xui quá, bạn làm sao mà điều khiển được, mình sẽ sinh ra trong loại gia đình nào: có quan hệ rộng với tầng lớp thượng lưu hay không biết ai trong tầng lớp đó hết. Con đường thứ hai thì bạn có thể tạo ra nó. Đó chỉ đơn giản là: ngoài giờ học bạn làm gì, quen biết ai và những người xung quanh có đánh giá bạn cao hay không.

Để cho dễ hiểu, tôi xin kể về mình một chút. Chiều nào tôi cũng đi đá bóng, do đó tôi quen với nhiều cầu thủ nghiệp dư cùng chơi với tôi. Trong số đó, thì có một người rất quan trọng với tôi. Đó chính là thầy tôi. Ông ấy chơi đá bóng với tôi và biết tôi là một trong những sinh viên của mình nên thầy đặc biệt chú ý tôi và thân thiện với tôi. Ngoài chuyện học và chơi thể thao thì thỉnh thoảng tôi cũng đi nhậu với thầy và bạn của thầy. Rồi ngày qua ngày chúng tôi trở thành bằng hữu lúc nào không hay.

Khi tôi ra trường, thầy đã giới thiệu tôi với nhiều công ty lớn và nói thêm cho tôi rằng: ngoài chuyên ngành về công nghệ Giống Động Vật thì tôi rất giỏi ngoại ngữ. Thế là, tôi đã có cơ hội được phỏng vấn với nhiều công ty nổi tiếng. Xin nói thêm rằng ở những công ty lớn, lúc nào cũng có mấy trăm hồ sơ xin việc đang chờ. Nhưng chỉ những hồ sơ được giới thiệu mới được phỏng vấn, và sau đó được tuyển dụng thôi. Như bạn thấy đó, cơ hội này không phải ai cũng có, mặc dù về kết quả học tập thì có nhiều người giỏi hơn tôi.

Còn nhiều người khác như bạn bè tôi, anh chị học trước tôi thì lận đận lắm! Vì cần việc làm nên họ không ngại làm những công việc nặng nhọc, những công việc lương thấp, và những công việc không dính líu gì đến chuyên ngành được đào tạo. Đó là những người chăm chỉ, học hành nghiêm túc từ lớp mầm, lớp lá cho đến khi tốt nghiệp THPT, rồi được tuyển vào đại học, được đào tạo tới nơi tới chốn. Thế mà bây giờ phải ngậm ngùi chờ một cơ hội tốt hơn để thay đổi cuộc đời. Khi thấy những gương mặt này thì bạn sẽ tiếc rẻ cho họ, còn họ thì thấy có quá nhiều bất công trong cuộc đời này.     " Người làm được việc thì không có việc để làm, còn người có việc làm thì lại không làm được việc. " (mời xem tiếp)

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Cuộc Đời Sĩ Tử

Đã lâu rồi, mỗi khi tháng 7 về thì cũng là lúc những tân tú tài lên kinh ứng thí (bây giờ là các thành phố lớn). Tất cả họ đều háo hức cho kỳ thi "vận mệnh cuộc đời". Những tân tú tài này vẫn còn ngây thơ lắm, họ chưa biết chút gì về cuộc sống ở những nơi xa đó, đặc biệt là những học sinh ở tỉnh nhỏ. Từ bé đến lớn chỉ biết có thầy cô, bạn cùng lớp và cha mẹ. Sau kì thi, số ít được báo tin là đỗ và số nhiều thì chẳng có tin tức gì (hỏng). Vậy là đã rõ ràng, người siêng năng, chịu khó học tập sẽ có một chỗ trong trường đại học và số còn lại sẽ đi những con đường khác. Lúc này, các bạn đừng vội kết luận rằng: những người đỗ sẽ huy hoàng còn những kẽ hỏng sẽ điêu tàn. Để tôi nói cho bạn biết rõ : ai khổ hơn ai? ai buồn hơn ai? trong các phần sau.

Đầu tiên tôi xin trả lời câu hỏi "ai buồn hơn ai?". Trong mỗi cuộc thi bây giờ, không phải để chọn ra người tài nữa, mà là loại ra người bất tài. Có nghĩa là phần đông sẽ phải dừng bước trước cổng đại học, chỉ có số ít mới được vào học và chịu cực khổ ở đó. " Cực khổ hả "; " ùm ". Cực lắm! Học đại học sẽ không sung sướng như khi nhận được tin là thi đậu đại học đâu! Học ở trường ĐH chỉ có 4 - 5 năm làm sao học hết được kiến thức của cả một ngành! Do đó, bạn phải làm việc khá vất vả để mong có ngày ra trường. Trong thời gian học ở trường ĐH, bạn phải sống xa gia đình thân thương, làng quê quen thuộc để sống ở một nơi đông đúc hơn và vô tình hơn. Ở đó bạn phải tự lo cho mình, những chuyện như: ăn uống, học hành và cả đi chơi khuya nữa sẽ không bị ai la rầy hay cản trở bạn cả. Bạn phải nhận thức được cái gì có lợi và cái gì có hại cho bản thân. Học hành căng thẳng, sống trong môi trường mới là những thách thức cho bất cứ ai phải đối mặt với chúng lần đầu tiên. Có khi kết quả học tập xấu, bạn bè xa lánh và thậm chí còn bị mất tiền hay phương tiện đi lại như: xe và điện thoại nữa. Thì bạn sẽ nếm được nỗi khổ của những cô, cậu chân quê lên tỉnh học. Cái sứ sở gì mà đi đâu cũng đông nghịt người, mà không ai biết ai, không ai chào hỏi ai cả. Nhưng tiền bạc và phương tiện thì để hở một chút là bị mất tiêu liền.

Cuối cùng thì ngày hạnh phúc cũng đến, đó là ngày nhận bằng tốt nghiệp ra trường. Cứ tưởng cuộc đời từ nay sẽ ấm êm, nhưng không phải vậy! " Tôi là người con ưu tú của đất nước, từ lớp 1 đến lớp 12 tôi là học sinh giỏi, ra trường với tấm bằng ĐH loại khá và Ngoại Ngữ, Tin Học đầy đủ. Tại sao tôi lại không được tuyển dụng? ", Bạn tôi hỏi nhà tuyển dụng. " Trời ơi, anh ơi! tôi cần những người có kinh nghiệm cho vị trí này. " Thật ra, kinh nghiêm chỉ cần cho những vị trí quản lý như trưởng phòng trở lên thôi. Bạn tôi ứng tuyển vào vị trí nhân viên bình thường ở một công ty lớn thì cần gì kinh nghiệm? Mà vị trí đó thì người có kinh nghiệm sẽ không làm. Có một lí do khác trong việc tuyển dụng này. (mời xem tiếp)

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

Giới Thiệu

Các bạn thân mến!
Đây là blog để trao đổi kiến thức về văn hóa Việt Nam. Blog này tôi viết về 2 chủ đề: Văn Hóa Việt Nam ( tài liệu bằng tiếng Anh ) và Chuyện Thường Ngày ( những sự kiện đang và sẽ diễn ra ). Mục VHVN thì tôi viết vào sáng chủ nhật ( các bạn hãy dịch trong phần Nhận Xét ) và mục CTN thì tôi rảnh lúc nào thì viết lúc ấy. Để tìm những bài viết liên quan của một bài nào đó, các bạn click vào nhãn của bài định xem. Hiện nay, blog này có các nhãn sau: Chuyện Thường Ngày, Dishes and Drinks, Truyện Dịch Anh-ViệtVăn Hóa Việt Nam. Sau khi đọc bài xong thì bạn nên để lại vài câu nhận xét cho bài viết ( hay chỗ nào và dở chỗ nào? ) để người viết rút kinh nghiệm và sau đó viết tốt hơn. Bạn có thể nhận xét với tên gọi " nặc danh " hay bạn tạo một địa chỉ gmail ở  đây https://www.google.com/accounts/ServiceLogin và dùng tên đăng nhập để nhận xét cho bài viết. Ngoài ra, blog cũng cung cấp cho các bạn một kho tài liệu tiếng Anh dùng để nâng cao trình độ và thi các chứng chỉ quốc tế như: TOEFL và IELTS trong mục Download. Tiếp theo, blog cũng có đường link dẫn đến trang web Vietnamnet. Ở đây, các bạn sẽ đọc báo về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Việt Nam bằng tiếng Anh. Sau cùng, tôi xin giới thiệu đến các bạn trẻ một kho sách nói ( phát thanh viên đọc sách cho mình nghe ). Đây là những cuốn sách dạy cho chúng ta những kĩ năng như: làm giàu, ứng sử trong cuộc sống, kinh nghiệm làm giàu của các tỉ phú như: Bill Gate, Ford, Honda..., binh pháp của các vĩ nhân như: Gia Cát Lượng, Tôn Tẫn, Tư Mã Thiên..., và nhiều giáo trình đại học đủ các chuyên ngành. Nếu các bạn thấy căng  thẳng thì vào mục PhimHay để xem những bộ phim có phụ đề do Mỹ, Hồng Kông và những nước khác sản xuất.  Ở cuối trang là bộ sưu tập ảnh của các bạn lớp cử nhân Anh Văn. Chúc các bạn luôn thành công trong học tập và cuộc sống! Chào thân mến và đoàn kết!

$ Chú ý: Chỉ đăng 1 bài dịch hay nhất. Trong tương lai sẽ có phần thưởng cho bản dịch tốt nhất. 

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ 
Nguyễn Hoàng Sang
Phone: 0939 85 26 95
Email: nhsang.biologist@gmail.com
            nhsang.biologist@yahoo.com
          

Comments gần đây!