Welcome to Vietnamese Culture. I hope you have a happy day! Chào mừng các bạn đến với Văn Hóa Việt Nam. Chúc các bạn có một ngày hạnh phúc. Nếu bạn ghé thăm lần đầu, hãy đọc mục giới thiệu blog phía dưới để khai thác blog này hiệu quả hơn. Các bạn có thể yêu cầu bài viết về mọi chủ đề, tôi sẽ tìm tài liệu và viết bài hoàn chỉnh cho các bạn. Hiện nay, hoàn toàn miễn phí! DOWNLOAD ĐH CẦN THƠ SÁCH NÓI PHIM HAY VIETNAMNET DịchThuậtSH Bệnh Thú Kiểng MuaSách Vietruyengan

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Tiểu sử Ngô Bảo Châu





Ngô Bảo Châu sinh ngày 15 tháng 11 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức năm 1989, và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế. 

Gs. Ngô Bảo Châu
Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm là giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được phong đặc cách hàm giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.

Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc của Hội nghị này, giáo sư đã được tặng thưởng Huân chương Fields. Năm 2010 cũng là năm ông nhập quốc tịch Pháp nhưng vẫn tiếp tục giữ quốc tịch Việt Nam. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago.

 Gia đình

Giáo sư Ngô Bảo Châu là con trai Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Thân mẫu của ông là Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam.
Giáo sư Ngô Bảo Châu lập gia đình với người bạn gái cùng học phổ thông, lúc 22 tuổi. Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái.

3 nhận xét:

  1. Gia dinh cua Giao Su Ngo Bao Chau qua noi tieng, viec ba la Giao Su, me la PHo Giao Su va ngay nay Ngo Bao Chau la giao su do la le tat nhien khong gi de ban cai. Voi lai thoi do ong ta cung co mot cuoc song co the noi day du hon cac ban nen viec dat duoc thanh tuu hom nay la khong gi dang ne, hay dat nguoc neu ong ta duoc sinh ra trong mot gia dinh ngheo kho thi se co duoc nhu vay khong ???

    Trả lờiXóa
  2. Bạn nói cũng đúng! Nếu gia đình khó khăn thí sẽ khó mà học giỏi được. Nhưng giải Fields rất danh giá. Nó là niềm ước ao của tất cả các nhà toán học trên thế giới. Thậm chí, nó còn khó đạt được hơn giải Nobel nữa đó. Vì nó đòi hỏi người nhận phải có những đóng góp to lớn cho toán học và tuổi thì phải dưới 40.
    Thật may, NBC của chúng ta chỉ mới 38 thôi, hehe!!!!

    Trả lờiXóa
  3. Giáo sư Ngô Bảo Châu giỏi thật! Điều quan trọng là: bây giời đã có một nhà khoa học VN nhận giải thưởng danh giá nhất thế giới. Chúng ta đã có giải Fields thì giải Nobel cũng là chuyện trong tầm tay thôi.

    Trả lờiXóa

Comments gần đây!